04:20 PM|16/12/2020    2,142 lượt xem

  

Theo nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử vừa được Chính phủ ban hành thì hóa đơn giấy vẫn tiếp tục được sử dụng cho đến hết ngày 30/6/2022, từ ngày 1/7/2022 tất cả các doanh nghiệp sẽ phải phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Lợi ích của hóa đơn điện tử

Hóa đơn điện tử là giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp trong thời đại công nghệ. Đây là xu hướng tất yếu của tiến trình phát triển, vận hành doanh nghiệp bởi những lợi ích không thể bàn cãi không chỉ với doanh nghiệp, mà còn với cơ quan quản lý và xã hội. Các doanh nghiệp khi sử dụng hoá đơn điện tử sẽ tiết kiệm chi phí hoá đơn, giấy tờ; Tiết kiệm thời gian; Đảm bảo an toàn, tiện lợi; Dễ dàng quản lý. Khi các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử, thì các cơ quan Thuế sẽ có hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ về hóa đơn để phục vụ cho việc thanh, kiểm tra thuế và phân tích rủi ro về thuế, khắc phục được tình trạng sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, hóa đơn khống,… giúp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, của khách hàng và đặc biệt khi thương mại điện tử đang giữ ngôi vương như hiện tại, hoá đơn điện tử là công cụ không thể thiếu để hoàn thiện xu hướng này.

Bao giờ các doanh nghiệp bắt buộc sử dụng hoá đơn điện tử?

Việc áp dụng hóa đơn điện tử trong bán hàng, cung ứng dịch vụ đã và đang được thực hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại châu Á, cụ thể như ở Singapore, Chính phủ nước này đã đưa hóa đơn điện tử vào triển khai từ năm 2003; Tại Đài Loan, hóa đơn điện tử được áp dụng thí điểm vào năm 2000 và được áp dụng rộng rãi từ năm 2006; Còn tại Hàn Quốc, cơ quan Thuế thiết lập tổ công tác nghiên cứu triển khai hóa đơn điện tử vào năm 2008 và đến năm 2011, các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân bắt buộc phải tham gia.

Tại Việt Nam, Chính phủ đã đưa quy định về hoá đơn điện tử từ năm 2010 (Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010), bắt đầu thí điểm vào năm 2015 tại một số doanh nghiệp ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và quy định sử dụng bắt buộc vào năm 2020 (Theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP). Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế cho biết  “Trên thực tế vẫn còn không ít người nộp thuế chưa trang bị đầy đủ thiết bị để có thể kết nối điện tử với cơ quan thuế, rất nhiều người cũng chưa kịp làm quen với chứng từ điện tử, HĐĐT và trên thực tế nền tảng công nghệ thông tin, nguồn nhân lực, trang thiết bị máy móc của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ HĐĐT cũng chưa bảo đảm có thể áp dụng ngay HĐĐT và chứng từ điện tử nên việc điện tử hóa giao dịch được lùi đến 1/7/2022 thay vì kể từ 1/11/2020 như dự kiến ban đầu”

Như vậy, điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ có thêm thời gian để tìm hiểu, chuẩn bị các phương án về nhân lực, máy móc, công nghệ… để hoàn toàn thay thế hoá đơn giấy truyền thống bằng hoá đơn điện tử.

Nên sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử của đơn vị nào?

Tại thời điểm này, về hạ tầng công nghệ thông tin, máy móc, mạng Internet hay nguồn lực nhân sự có chuyên môn tốt, trình độ tin học khá để có thể sử dụng hóa đơn điện tử không phải là vấn đề quá lớn đối với hầu hết các doanh nghiệp tuy nhiên lựa chọn phần mềm hoá đơn điện tử nào mới là bài toán khiến cho một số đơn vị vẫn đang phải loay hoay trong quá trình chuyển đổi. Hiện tại, trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp giải pháp hoá đơn điện tử uy tín, chất lượng, trong đó, VNPT E-Invoice là một trong những sản phẩm đang được đánh giá cao.
VNPT E-Invoice được xây dựng trên nền tảng công nghệ hiện đại, tối đa bảo mật dữ liệu của doanh nghiệp với các ưu điểm nổi trội. Với VNPT E-Invoice, các doanh nghiệp có thể phát hành, quản lý, xứ lý nghiệp vụ hoá đơn chuyên nghiệp; mẫu hoá đơn được thiết kế theo yêu cầu hoặc lựa chọn trong thư viện mẫu phong phú; Báo cáo thống kê, quản lý truy cập và phân quyền nhanh gọn dễ dàng…

>>Xem thêm: VNPT-Invoice - giải Vàng tại Steve Awards 2020 về đột phá quản lý tài chính

Không chỉ tạo ấn tượng bởi các tính năng dựa nền tảng công nghệ thông tin vững mạnh, giải pháp này đang được nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn bởi những chính sách ưu đãi hấp dẫn mà nhà mạng đưa ra. Để được tư vấn cụ thể về dịch vụ, quý khách hàng lưu thông tin tại đây hoặc gọi 085.585.1166.

Hiện đại hoá công tác quản trị, tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian các quy trình… là những mục tiêu quan trọng của quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp. Do vậy, không chỉ hoá đơn điện tử mà sẽ còn rất nhiều các sản phẩm công nghệ khác doanh nghiệp cần phải làm quen và sớm đưa vào sử dụng. Vừa để đảm bảo việc thực hiện tốt theo chỉ thị của chính phủ vừa tạo ra lợi thế cạnh tranh, chiếm vị thế tiên phong trên thị trường.

Từ khóa:

Hỗ trợ